Chính sách quốc gia Cool Japan

Từ thập niên 1980, Nhật Bản trở thành nhà xuất khẩu văn hóa đại chúng quan trọng (anime, manga, video game), phim truyền hình Nhật Bảnthần tượng Nhật Bản được các quốc gia tại Đông Á mô phỏng lại như Hàn Quốc.[30] Trước thập niên 2000, xuất khẩu văn hóa đại chúng Nhật Bản hoàn toàn thuộc khu vực tư nhân và không có sự xúc tiến của chính phủ Nhật Bản,[31] chính phủ Nhật Bản khi đó ưu tiên xúc tiến văn hóa tại thị trường nội địa vì cho rằng xuất khẩu văn hóa không phải là một hình thức thương mại lợi nhuận cho kinh tế Nhật Bản.[32] Theo Sugiura Tsutomu, xuất khẩu văn hóa Nhật Bản (truyền thông, bản quyền, xuất bản, thời trang, giải trí, hội họa) tăng từ 497 tỷ JP¥ năm 1992 lên gần 1,5 nghìn tỷ JP¥ năm 2002, tương ứng với giá trị tích lũy 10,5 nghìn tỷ JP¥ từ năm 1992 đến năm 2002.[33] Sugiura Tsutomu ước tính xuất khẩu văn hóa đại chúng Nhật Bản (âm nhạc, video game, anime, điện ảnh, manga), sách, tạp chí, tranh vẽ, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ cũng như biểu diễn, sự kiện, bản quyền sáng chế, nhượng quyền thương mại, thanh toán bản quyền đạt 836 tỷ JP¥ năm 1996 và tăng lên gấp ba lần thành 2,5 nghìn tỷ JP¥ năm 2006; ngược lại xuất khẩu hàng hóa (phi văn hóa và văn hóa) trong thời gian tương ứng tăng 68% (44,7 nghìn tỷ JP¥ năm 1996 lên 75,2 nghìn tỷ JP¥ năm 2006) nhưng không đạt tốc độ cao so với tăng trưởng xuất khẩu văn hóa Nhật Bản.[34] Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản công bố số lượng người nước ngoài học tiếng Nhật ở nước ngoài tăng từ 127.000 năm 1979 lên gần 4 triệu năm 2012 nhờ văn hóa đại chúng Nhật Bản (anime, manga, J-pop).[35] Chính phủ Nhật Bản siết chặt vấn đề vi phạm bản quyền và nêu rõ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết giữa Nhật Bản và các quốc gia láng giềng châu Á, các chi nhánh Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Đông ÁĐông Nam Á tổ chức các hội thảo thực thi chống vi phạm bản quyền dành cho thẩm phán và hải quan nước ngoài.[36]

Chiến lược Cool Japan gồm hai mục tiêu là thúc đẩy xuất khẩu công nghiệp văn hóa Nhật Bản và giới thiệu hình ảnh Nhật Bản thân thiện ở nước ngoài. Các tác nhân chính phủ Nhật Bản liên quan đến Cool Japan gồm: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), Bộ Ngoại giao (MOFA), Bộ Nội vụ và Truyền thông (MIC), trụ sở chiến lược sở hữu trí tuệ (IPSH) thuộc Văn phòng Nội các, Bộ trưởng chiến lược Cool Japan, Cục Văn hóa thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT), Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản, Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), Cục Du lịch Nhật Bản (JTA) thuộc Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT), J-LOP, J-LOP +, quỹ Cool Japan.[37]

Báo cáo nghiên cứu về công nghiệp nội dung của chính phủ Nhật Bản[38]
Thập niênSố lượng báo cáo nghiên cứu
Nội dung liên quanvideo gameanimemanga
19800000
1990971751
2000516438237
Cán cân thương mại của công nghiệp sáng tạo Nhật Bản năm 2011 (tỷ JP¥)[92]
Video gameMỹ phẩmThời trangĐiện ảnhÂm nhạcSáchTạp chíBản quyềnDu lịch
Xuất khẩu293129,237,64,62,27,34,3131,7875,2
Nhập khẩu2,1167,41.851,640,82421,77,2700,72.171,6
Cán cân thương mại290,9-38,2-1,814-36,2-21,8-14,4-2,9-569-1.296,3

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cool Japan http://ro.uow.edu.au/cgi/viewcontent.cgi?article=3... http://www.animeanime.biz/archives/9384 http://homes.chass.utoronto.ca/~ikalmar/illustex/j... http://www.3ammagazine.com/3am/japanamerica-why-co... http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201812130019.h... http://www.asahi.com/english/TKY201007250293.html http://edition.cnn.com/2010/WORLD/asiapcf/11/19/ja... http://www.japantoday.com/category/entertainment/v... http://www.nationmultimedia.com/opinion/Abe-aims-t... http://newsonjapan.com/html/newsdesk/article/12313...